Đồng bộ hóa dữ liệu của bạn là một bước thiết yếu được nhiều người dùng và doanh nghiệp thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc đồng bộ hóa dữ liệu không có nghĩa là sao lưu dữ liệu của bạn. Đồng bộ hóa dữ liệu của bạn cũng không đảm bảo rằng dữ liệu của bạn có thể được phục hồi trong trường hợp xảy ra thảm họa. Trong bài viết này, hãy cùng Vietcorp tìm hiểu sự khác biệt giữa đồng bộ hóa và sao lưu dữ liệu nhé!

Đồng bộ hóa dữ liệu là gì?

Đồng bộ hóa dữ liệu hay còn gọi là đồng bộ dữ liệu. Đây là quá trình làm cho các dữ liệu của người dùng trên nhiều ứng dụng và phần mềm trở nên nhất quán với nhau. Người dùng có thể cập nhật dữ liệu liên tục giữa các thiết bị khác nhau. Khi có bất kỳ thay đổi nào trên một thiết bị, thay đổi đó cũng sẽ được cập nhật trên các thiết bị khác liên kết ngay lập tức.

Việc đồng bộ hóa mang lại tiện ích trong việc cập nhật và truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị. Tuy nhiên, nó không cung cấp một giải pháp an toàn để bảo vệ dữ liệu của người dùng. Khi người dùng đồng bộ hóa, mọi phiên bản trước của dữ liệu của bạn sẽ bị xóa.

Vì đồng bộ hóa không lưu trữ các phiên bản cũ của dữ liệu nên nếu dữ liệu bị xóa hoặc thay đổi, bạn không thể truy cập lại phiên bản cũ. Tương tự khi thiết bị hư hỏng hoặc bị mất, người dùng chỉ có thể khôi phục phiên bản gần nhất, dữ liệu ở những phiên bản cũ sẽ hoàn toàn mất đi.

Sự khác biệt giữa đồng bộ hóa và sao lưu dữ liệu -2

Đồng bộ dữ liệu trên nhiều dữ liệu

Ưu điểm: Đồng bộ hóa mang lại sự tiện lợi khi truy cập và làm việc với dữ liệu từ bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng. Điều này rất hữu ích cho việc cộng tác trực tuyến và làm việc từ xa.

Nhược điểm: Khi xóa hoặc sửa đổi một file trên một thiết bị, sự thay đổi này cũng sẽ được phản ánh trên tất cả các thiết bị khác. Điều này có thể dẫn đến mất dữ liệu nếu thay đổi không được mong muốn hoặc là kết quả của một sai lầm.

Sao lưu dữ liệu là gì?

Sao lưu dữ liệu hay thường gọi là Backup nhằm mục đích bảo toàn dữ liệu. Quá trình sao lưu, người dùng tạo bản sao của dữ liệu từ các máy tính, máy chủ, hoặc các thiết bị lưu trữ khác và lưu giữ chúng trên một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau.

Việc sao lưu dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu nếu thiết bị chính gặp phải các sự cố như lỗi người dùng, thiên tai, bị mất hoặc hỏng thiết bị, hay mất điện,… Đáng chú ý nhất là các bản sao lưu khiến người dùng yên tâm trước các cuộc tấn công ransomware. Trong trường hợp này người dùng vẫn có thể phục hồi (restore) dữ liệu đã mất và giảm thiểu các tổn thất liên quan đến dữ liệu.

Sự khác biệt giữa đồng bộ hóa và sao lưu dữ liệu

Sao lưu (backup) dữ liệu

Ưu điểm: Sao lưu dữ liệu cho phép lưu giữ nhiều phiên bản của cùng một tập tin, cho phép người dùng khôi phục dữ liệu tại các điểm thời gian khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống mất dữ liệu không mong muốn.

Nhược điểm: Sao lưu thường không đồng bộ tức thì và có thể không phản ánh những thay đổi mới nhất cho đến khi lần sao lưu tiếp theo được thực hiện. Thêm vào đó, quá trình sao lưu có thể yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống và thời gian hơn so với đồng bộ hóa.

Sự khác nhau giữa đồng bộ hóa và sao lưu dữ liệu

Trong khi đồng bộ hóa cập nhật và đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, sao lưu lại tạo ra các bản sao của dữ liệu tại thời điểm nhất định. Dịch vụ sao lưu lưu giữ nhiều phiên bản của dữ liệu, giúp có thể khôi phục lại dữ liệu tại một thời điểm cụ thể, ngay cả khi dữ liệu gốc có thay đổi hoặc bị xóa.

Đồng bộ hóa dữ liệu và sao lưu dữ liệu là hai phương pháp quản lý dữ liệu có những mục đích và ưu điểm riêng biệt, tuy nhiên mỗi phương pháp cũng có những hạn chế mà người dùng cần lưu ý.

Đồng bộ hóa dữ liệu có mục đích chính là giúp giữ cho các file và thông tin được cập nhật và nhất quán trên nhiều thiết bị hoặc nền tảng khác nhau. Thông thường, nó được sử dụng để đảm bảo rằng mọi thay đổi, bao gồm cả việc thêm hoặc xóa tệp, được phản ánh trên tất cả các thiết bị đồng bộ.

Trong khi mục đích chính của sao lưu dữ liệu là nhằm tạo các bản sao an toàn của dữ liệu. Các bản lưu trữ ở vị trí khác nhau trong trường hợp sự cố (như hư hỏng thiết bị, mất mát, hoặc tấn công mạng) dữ liệu có thể được phục hồi.

Tại sao người dùng cần sao lưu dữ liệu?

Chỉ đồng bộ hóa không đủ

Dù đồng bộ hóa dữ liệu rất tiện lợi cho việc truy cập và cập nhật thông tin từ nhiều thiết bị, nó không thể thay thế cho việc sao lưu dữ liệu. Bởi vì nó không bảo vệ data khỏi mất dữ liệu khi có sự cố, mà sự cố là điều mà người dùng khó có thể kiểm soát tuyệt đối. Khi phát sinh vấn đề, không có đồng bộ hóa nào có thể giúp phục hồi dữ liệu đã mất nếu như không có bản sao lưu trước đó.

Do đó, để đảm bảo an toàn dữ liệu tốt nhất, việc sử dụng cả hai phương pháp, đồng bộ hóa cho sự tiện lợi và cập nhật liên tục, cùng với sao lưu để bảo vệ dữ liệu, là cách tiếp cận thông minh và cần thiết.

Sao lưu dữ liệu với NAS Synology

NAS Synology là giải pháp lưu trữ dữ liệu rất được ưa chuộng bởi doanh nghiệp và người dùng cá nhân. Các phương pháp sao lưu dữ liệu với NAS Synology:

  1. Sao lưu dữ liệu lên đám mây: NAS Synology tích hợp dịch vụ lưu trữ đám mây, cho phép bạn sao lưu và truy cập dữ liệu từ mọi nơi qua internet. Việc này không chỉ tăng cường bảo mật mà còn đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng.
  2. Sao lưu dữ liệu vào ổ cứng gắn ngoài: Tận dụng ổ cứng gắn ngoài, bạn có thể sao lưu dữ liệu từ NAS Synology, đảm bảo an toàn cho dữ liệu trước các mối đe dọa từ internet.
  3. Sao lưu dữ liệu sang PC: NAS Synology cũng cung cấp giải pháp sao lưu trực tiếp dữ liệu vào PC, giúp bạn yên tâm lưu trữ thông tin quan trọng và dễ dàng truy cập khi cần thiết.

nas-synology-sao-luu-du-lieu-an-toan

NAS Synology là giải pháp lưu trữ dữ liệu rất được ưa chuộng

Lợi ích khi sử dụng NAS Synology:

  • Độ tin cậy cao: Với uy tín đã được khẳng định, Synology là thương hiệu hàng đầu trong ngành thiết bị lưu trữ NAS, được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhờ khả năng sao lưu tự động và an toàn.
  • Tốc độ cao: Hỗ trợ công nghệ Changed Block Tracking, giúp sao lưu chỉ các phần dữ liệu đã thay đổi, không cần sao lưu lại toàn bộ, tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
  • Dễ sử dụng: Giao diện của phần mềm Backup and Replication trên NAS Synology rất trực quan và dễ dàng sử dụng, phù hợp cả với người dùng không chuyên.
  • Bảo vệ dữ liệu toàn diện: Các phiên bản dữ liệu từ Server, PC, Laptop hay Virtual Machines đều được sao lưu đầy đủ và có thể phục hồi dễ dàng.
  • Tính năng đa dạng: NAS Synology cung cấp nhiều tính năng tiện lợi như sao lưu thời gian thực, sao lưu theo định kỳ, cho phép bạn lựa chọn phương thức sao lưu phù hợp với nhu cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *